Thiết bị: tháp chưng cất rượu quán bar
Hàng năm có hàng trăm ca ngộ độc rượu từ nhẹ tới nặng, nguy hiểm nhất là tử vong, hôn mê sâu hoặc mù lòa. “Con sâu bỏ dầu nồi canh”, điều này đã khiến khách hàng hoài nghi về chất lượng rượu trong các nhà hàng, quán bar… Chính vì vậy, khách hàng “tay xách nách mang” rượu nhà đến quán uống là điều bình thường, kể cả bị thu thêm phụ phí.
Để lấy lại niềm tin từ khách hàng và tăng uy tín về thương hiệu, chủ nhà hàng, quán bar đã tự nấu rượu để phục vụ cho cơ sở của mình.
Tuy nhiên, để tạo sự khác biệt thì tháp chưng cất rượu đang là thiết bị được “nhắm” tới nhiều hơn.
Vậy thiết bị này có gì đặc biệt, hãy cùng Agritech tìm hiểu ngay sau đây!
Tìm hiểu về thiết bị tháp chưng cất rượu quán bar
Tháp chưng cất rượu đã có lịch sử rất lâu đời từ phương tây. Nhưng dòng thiết bị rượu này vẫn còn khá xa lạ với anh chị em ngành rượu.
Vậy điểm khác biệt với nồi nấu rượu thông thường là gì?
Thứ nhất: đây là thiết bị áp dụng phương thức chưng cất phân đoạn.
Thứ 2: về thiết kế, thiết bị có thêm 1 cột tháp có nhiều tầng xếp chồng lên nhau. Cột tháp này chính là nơi diễn ra quá trình chưng cất phân đoạn.
Thứ 3: thời gian để rượu tiếp xúc với vật liệu đồng lâu hơn.

Thông tin kỹ thuật tháp chưng cất rượu quán bar
Chất liệu: đồng, inox, kính cường lực(cột tháp);
Công suất: dòng dành cho quán bar thường nhỏ hơn 200 lít;
Nhiên liệu: điện;
Số tầng tháp: tùy vào nhu cầu khách hàng. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các seri sau: 1,2,3,4,5,6 tầng;
Cấu tạo của thiết bị: gồm thân nồi, cột tháp và bộ ngưng tụ;
Xuất xứ: Việt Nam – chế tạo tại nhà máy Agritech;
Bảo hành: 12 tháng.
Nguyên lý hoạt động của tháp chưng cất rượu quán bar
Khi dịch lên men được cho vào nồi và đun tới nhiệt độ sôi sẽ xuất hiện các hoạt động sau:
Đầu tiên, hơi rượu bốc lên và di chuyển lên tầng tháp đầu tiên. Tại đây 1 phần hơi rượu bị ngưng tụ và tiếp tục được đun sôi lại bởi hơi rượu từ dưới bay lên. Phần hơi rượu không bị ngưng tụ sẽ tiếp tục bay lên tầng trên. Tại các tầng trên, hơi rượu cũng lặp lại tương tự các hoạt động trên. Trong đó:
Hơi rượu bị ngưng tụ khi có chứa các chất có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ trong tháp và ngược lại với hơi rượu không bị ngưng tụ.
Phần hơi sẽ tiếp tục bay lên các tầng trên thông qua các khe hở của bóng khí có nắp;
Phần hơi rượu bị ngưng tụ sẽ di chuyển xuống phía dưới thông qua các bóng khí không có nắp.
Vì sao nên sử dụng tháp chưng cất rượu cho quán bar?
Tạo được lòng tin với khách hàng;
Tự chưng cất được dòng rượu mang thương hiệu riêng cho bar. Đây cũng là cơ sở để tăng tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ;
1 thiết bị nhưng có thể nấu được nhiều loại rượu khác nhau. Ví dụ như: rượu truyền thống Việt Nam, RUM, GIN, COGNAC, VODKA, GIN…
Rượu được chưng cất từ tháp sẽ cho độ cồn cao, vị rượu sắc nét và đẳng cấp;
Kiểu dáng thiết bị sang trọng, rất phù hợp đặt ở vị trí đầu quầy. Tháp chưng cất không nhưng làm không gian bar trở lên sang trọng hơn mà còn thu hút được nhiều sự chú ý từ khách hàng.
Vì sao rượu chưng cất từ tháp lại sạch, an toàn và hương vị thơm ngon hơn?
1.Các độc tố được tách hiệu quả!
Chưng cất phân đoạn là 1 trong những phương pháp kinh điển nhằm tách các chất bay hơi ra khỏi 1 hỗn hợp nhờ vào nhiệt độ sôi. Trong khi đó, nhiệt độ sôi của các chất trong rượu cũng không giống nhau và được phân đoạn như sau:
Andehit: 20,2 °C
Metanol: 64 °C
Ethanol: 78 °C
Nước: 100 °C
Furfurol: 162°C
Theo thông tin về nhiệt độ sôi trên, chúng ta sẽ thấy nhiệt độ sôi của độc tố thấp nhất. Do đó, các độc tố sẽ bay hơi trước và thoát ra khỏi tầng tháp đầu tiên(rượu đầu). Phần rượu này chứa nhiều độc tố nên cần tách bỏ theo tỷ lệ 1-2%/ tổng lượng rượu dự tính thu được.
Đối với nồi nấu rượu truyền thống để tách các chất theo nhiệt độ sôi sẽ khó và hiệu quả thấp hơn so với tháp rượu. Do toàn bộ hơi sẽ được di chuyển ngay sang bộ ngưng tụ mà không gặp bất kỳ 1 vật cản nào.
2.rượu thành phẩm trong hơn!
Tương tự như tách độc tố, các tạp chất hữu cơ cũng được giữ lại trong tháp. Phần rượu này còn được gọi là rượu cuối. Nhưng không cần bỏ đi như rượu đầu, rượu cuối sẽ được giữ lại để chưng cất cùng mẻ sau.
Nếu không tách các tạp chất hữu cơ thì rượu sẽ bị chua và đục, ảnh hưởng tới mỹ quan cũng như hương vị rượu.
3.vị rượu sắc nét hơn!
Quá trình rượu sôi sục trong tháp với thời gian dài sẽ giúp các phân tử rượu xáo trộn và tiếp xúc lâu hơn với vật liệu đồng (các bóng khí). Đồng phản ứng với rượu giúp loại bỏ lưu huỳnh(1 chất phát sinh trong quá trình lên men), tiếp xúc càng lâu sẽ đảm bảo phản ứng được diễn ra hoàn toàn.
Ngoài ra, đồng cũng giúp vị rượu đặc biệt hơn, vị rượu truyền thống chỉ xuất hiện khi được tiếp xúc với vật liệu đồng. Không chỉ rượu Việt Nam, rượu truyền thống của nhiều quốc gia khác cũng rất chuộng đồng đỏ.
Khi rượu càng ít tạp chất thì vị rượu càng ấn tượng và cao cấp hơn. Giống như ăn 1 món ăn có hương vị hỗn tạp không đồng nhất sẽ không thể có ấn tượng đặc biệt cho thực khách.
Đây cũng là lý do mà nhiều dòng rượu đắt tiền trên thế giới, hầu hết đều chưng cất rượu bằng tháp chưng cất.
1 số hình ảnh tháp chưng cất rượu quán bar được nghiên cứu và sản xuất bởi Agritech:


Thông tin liên hệ tư vấn và đặt hàng tháp chưng cất rượu quán bar