Cấu tạo của tháp chưng cất rượu – Công Nghệ Số 1 Hiện Nay!

cấu tạo tháp chưng cất rượu

chủ đề: cấu tạo của tháp chưng cất rượu.

Tháp chưng cất rượu là 1 công nghệ đến từ Châu Âu. Ở đó, các nhà máy chưng cất thủ công hay quy mô lớn đều sử dụng thiết bị công nghệ cao này để sản xuất rượu whisky, gin và các loại rượu mạnh khác của họ. Thiết bị chưng cất dựa trên quy luật chưng cất phân đoạn – sự khác biệt về điểm sôi cho phép chúng tách etanol ra khỏi nước. Đây là phương pháp kinh điển mà con người đã sử dụng để tạo ra rượu trong nhiều thế kỷ.

Vì thiết bị còn khá mới lạ nhưng lại được nhiều anh/chị/em trong nghề rượu quan tâm. Vì vậy, Agritech sẽ giới thiệu chi tiết về sản phẩm này ngay sau đây!

Khái niệm về tháp chưng cất rượu:

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Nồi nấu rượu bằng tháp chưng cất hay còn được gọi là tháp chưng cất rượu đa tầng. Đây là 1 thiết bị áp dụng công nghệ chưng cất phân đoạn. Tức là, thiết bị có thêm các cột phân đoạn đóng vai trò như một chướng ngại vật, mà hơi rượu bốc lên phải vượt qua chúng.

Dòng hơi đi lên sẽ phải ngưng tụ và bay hơi nhiều lần trong các tầng cột. Mỗi tầng cột hoạt động như 1 nồi chưng cất rượu.

Chúng bị ngưng tụ do nhiệt độ trong cột thấp hơn nhiệt độ sôi của nó. Vì càng lên cao nhiệt độ tại các cột càng giảm.

Nhưng chúng cũng được đun sôi để bốc hơi trở lại bằng chính hơi nóng từ dưới đi lên.

cấu tạo cột chưng cất rượu
cấu tạo cột chưng cất rượu

Nguyên lý làm việc của nồi nấu rượu bằng tháp chưng cất:

Khi dung dịch lên men được đun sôi thì các chất dễ bay hơi sẽ bay lên trước.

Sau đó, chúng phải trải qua phần cổ hơi. Tại đây, 1 phần hơi cũng bị ngưng tụ quay ngược trở lại khoang chứa bỗng. Nếu thiết bị không có phần cổ hơi này, thì toàn bộ hơi sẽ đi thẳng lên tầng tháp đầu tiên.

(phần cổ hơi – giống quả bí: có chức năng giảm trào bọt và khử lưu huỳnh)

Tiếp theo, các hoạt động trong tầng tháp diễn ra như sau:

  1. Hơi rượu sẽ đi qua các khe hở của bóng khí có nắp và tiếp xúc với các vật liệu đồng;
  2. Sau đó, các chất có nhiệt độ sôi cao sẽ bị ngưng tụ lại do không đủ năng lượng đi lên tầng trên. Ví dụ: nhiệt độ sôi của nước là 100 độ C nhưng nhiệt độ tại các tầng < 100 độ C nên nước bị ngưng tụ ngay.
  3. Mặt khác, dịch ngưng tụ lại được đun sôi bằng hơi nóng từ dưới đi lên. Phần hơi bốc lên cũng được bay hơi và ngưng tụ liên tục nhiều lần.
  4. Khi dịch ngưng tụ dâng cao tới miệng bóng khí không nắp. Chúng sẽ tràn vào trong lòng bóng khí và rơi xuống phía dưới.

04 hoạt động trên được diễn ra lặp lại và liên tục trong các tầng tháp cho tới khi quá trình chưng cất kết thúc.

Các hơi rượu khi leo tới đỉnh tháp phải trải qua bộ ngưng tụ lần 1 (tùy từng thiết kế có hoặc không). Tại bộ ngưng tụ (làm mát) lần 1 thì hơi rượu cũng bị ngưng tụ lại 1 phần và hoàn về các tầng tháp.

Phần hơi tinh khiết nhất sẽ bị làm lạnh đột ngột và ngưng tụ tại bộ làm mát chính.

Khi nào bắt đầu thu được rượu “sạch”?

Vì là chưng cất phân đoạn nên sẽ chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – thu rượu đầu( rượu ngọn, rượu bậc cao):

Rượu đầu là những giọt rượu ra đầu tiên và chứa nhiều độc tố, do nhiệt độ sôi của các độc tố rất thấp.

⇒ Phải bỏ phần rượu này đi

Trong rượu đầu sẽ có:

  1. Acetaldehyde có nhiệt độ sôi 20,8˚C. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn nao, mệt mỏi tới người uống. Nó có mùi trái cây hăng khó chịu;
  2. Axeton ((CH3)2CO) có nhiệt độ sôi 56,2˚C.
  3. Methanol (CH3OH hoặc viết tắt là MeOH). Độc tố này còn được gọi là rượu metylic… Đây là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất dễ cháy, nhiệt độ sôi 64,7˚C.

Phần rượu này cần bỏ đi vì chứa nhiều độc tố. Thường sẽ bỏ đi 1-2% lượng rượu đầu/tổng lượng rượu dự kiến thu được.

Mặt khác, người nấu dựa vào nhiệt độ ở đỉnh tháp cũng dự đoán được trong hỗn hợp hơi chứa những tạp chất gì?

Bằng cách so sánh nhiệt độ đỉnh tháp với bảng nhiệt sôi của các chất.

Giai đoạn 2: rượu giữa

Đây là những giọt rượu lý tưởng, được coi là rượu “sạch”của quá trình chưng cất.

Rượu ethanol, chính là rượu uống được mà người chưng cất muốn thu nhận và sẽ có nhiệt độ sôi là 78,2°C.

Giai đoạn 3: rượu cuối (rượu đuôi)

Đây là phần rượu chứa nhiều axit hữu cơ, tức là 20% là rượu(khoảng 20 độ), 80% là nước lẫn dấm chua.

Phần rượu này không cần phải bỏ đi mà sẽ được giữ lại chưng cất cùng mẻ sau.

Cấu tạo của tháp chưng cất rượu:

1 tháp chưng cất rượu đa tầng sẽ được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

1 – thân nồi (khoang chứa dịch lên men):

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Phần thân nồi có cấu tạo như những thiết bị nấu rượu hiện đại khác.

Phần này cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:

  1. Lớp vỏ cách nhiệt (giúp bảo toàn năng lượng và an toàn cho người dùng nếu chẳng may chạm phải khi chưng cất).
  2. Khoang giữa chứa chất gia nhiệt: vì toàn bộ thân nồi được bao trùm bằng 1 lớp áo nước, Nên nhiệt độ sẽ được phân bổ đều. Chứ không giống như các loại nồi nấu rượu truyền thống, nhiệt độ chỉ tập chung ở đáy nồi. Vì thế, hiện tượng khê, cháy bỗng rất hay gặp ở dòng nồi cổ xưa này.
  3. Khoang chứa bỗng: đây là nơi chứa dịch lên men và diễn ra quá trình đun sôi và bay hơi rượu lên các tầng tháp.

Ngoài ra, thân nồi còn có các thiết bị và linh kiện khác như: mặt bích, nắp nồi, cánh khuấy, áp kế, van xả áp, van xả bỗng (dịch lên men), cửa đổ nguyên liệu…

cấu tạo tầng tháp chưng cất rượu
cấu tạo tầng tháp chưng cất rượu

2. Hệ thống tầng cột (cấu tạo của tháp chưng cất rượu):

Có rất nhiều lựa chọn về số lượng cột, thường sẽ từ 2 – 4 tầng cột. Càng nhiều tầng cột thì rượu thành phẩm càng tinh khiết. Mặt khác, chiều dài của các tầng cột cũng quyết định tới tốc độ của quá trình chưng cất.

Trong 1 hệ thống cột gồm có:

  •         2 – 4 tầng cột và mỗi tầng cột lại hoạt động như 1 nồi chưng cất;
  •         Mỗi tầng cột sẽ có:1 đĩa luyện với hệ thống các bóng khí. Có 2 loại bóng khí: 1 là có nắp (để hơi bay lên), loại còn lại là không nắp để rượu bị ngưng tụ đi xuống;
  •         Hệ thống vệ sinh 360 độ;
  •         Đỉnh cột là bộ ngưng tụ lần 1: tại đây sẽ làm ngưng tụ 1 phần hơi rượu xuống tháp để chưng cất tiếp. Phần hơi còn lại tinh khiết hơn sẽ bay sang bộ ngưng tụ chính để tạo thành rượu thành phẩm. Mặt khác, khi hạ cực thấp nhiệt độ tại bộ ngưng tụ lần 1 thì hơi rượu không có khả năng sang bộ ngưng tụ chính. Chúng sẽ tồn tại vô thời hạn trong tháp chưng cất. Còn trong điều chế rượu RUM thì phần này lại được dùng để chứa các loại thảo mộc cho hơi rượu đi qua và tạo mùi thơm cho sản phẩm rượu.

Ngoài ra còn có các linh kiện khác như: hệ thống giảm áp, đường hồi lưu, kính ngắm, đồng hồ đo nhiệt…

3. Bộ ngưng tụ chính ( cấu tạo của tháp chưng cất rượu):

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Bộ ngưng tụ chính gồm hệ thống ruột gà hoặc ống chùm được ngâm trong nước lạnh. Khi hơi rượu đi vào sẽ được làm lạnh đột ngột để ngưng tụ thành dung dịch rượu.

Trong bộ ngưng tụ còn có:

  1. Vật tĩnh: đây vừa là đầu ra cho rượu vừa là dụng cụ đo độ rượu. Nhìn nó giống như đầu 1 con vẹt, nhưng lại rất đa năng và tiện lợi.
  2. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như: các đường ống dẫn nước, ống dẫn hơi, cảm biến…

4. Tủ điện điều khiển (cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Tủ điện được coi như bộ não của thiết bị, nó có rất nhiều chức năng giúp giảm thời gian và công sức cho người sử dụng.

Các tính năng hiện đại của tủ điện như sau:

  1. Giúp cài đặt thời gian và nhiệt độ trong quá trình chưng cất;
  2. Tự động mở van cấp nước;
  3. Tự ngắt điện khi có sự cố xảy ra;
  4. Có thể cài đặt hẹn giờ và tự ngắt khi đã chưng cất xong.

Nhiệt độ có quan trọng không?

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Câu trả lời là có!

Nhiệt độ rất quan trọng tới chất lượng rượu thành phẩm. Trong quá trình chưng cất người vận hành cần quan sát nhiệt độ tại các bộ phận sau:

  1. Nhiệt độ của khoang gia nhiệt: liên quan tới tốc độ và thời gian của quá trình chưng cất. Thời gian chưng cất càng chậm thì phản ứng giữa hơi rượu và đồng sẽ được diễn ra thuận lợi giúp khử triệt để lưu huỳnh và giúp rượu ngon hơn;
  2. Nhiệt độ trên tầng tháp: dựa vào nhiệt độ trên các tầng tháp mà ta có thể biết được hơi rượu đó có chứa các tạp chất gì?
  3. Nhiệt độ ở bộ phận ngưng tụ: cần phải đảm bảo nhiệt độ ở đây luôn trong điều kiện lý tưởng để ngưng tụ rượu. Vì vậy, nước làm mát cần được luân hồi liên tục;
  4. Ngoài dựa vào độ cồn để biết đã kết thúc quá trình chưng cất chưa thì nhiệt độ cũng là 1 dấu hiệu nhận biết.
tháp chưng cất rượu 10kg bằng đồng
tháp chưng cất rượu 10kg bằng đồng

Vật liệu làm thiết bị rượu chưng cất dạng tháp:

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Vẫn là 2 chất liệu chính là đồng và inox, trong đó:

Inox:

Không phản ứng được với bất kỳ tạp chất nào có trong rượu. Nó là 1 vật liệu trơ, do vậy giúp hạn chế được độc tố, giá rẻ và dễ vệ sinh. Nhưng có 1 nhược điểm đó là không khử được lưu huỳnh và tạo ra được vị đặc trưng của rượu truyền thống.

Đồng:

Đây là vật liệu được dùng để chế tạo thiết bị rượu có tuổi đời lâu nhất. Ngoài làm nên vẻ đẹp cuốn hút cho thiết bị thì đồng còn có khả năng khử lưu huỳnh và tạo hương vị đặc biệt cho rượu.

Đặc biệt khi chưng cất bằng tháp đa tầng thì vị rượu càng sắc nét và đẳng cấp hơn. Nhưng nhược điểm là giá thành cao, khó vệ sinh… Đặc biệt nếu mua phải đồng có nhiều tạp chất hoặc không vệ sinh thường xuyên thì rượu thành phẩm sẽ có màu đỏ gạch. Trong đó, đồng có nhiều tạp chất thì chỉ cần chưng cất trong thời gian ngắn đã làm rượu có màu đỏ…

Đa phần hiện nay, khách hàng đều lựa chọn giải pháp nồi nấu rượu bằng inox nhưng các phần tiếp xúc với hơi rượu sẽ được làm bằng đồng. Với cách này vừa giúp giảm giá thành, dễ vệ sinh… mà vẫn khử được lưu huỳnh hiệu quả.

Các công suất của tháp chưng cất rượu:

công suất của tháp chưng cất rượu được chia làm 3 nhóm sau:

Dòng mini: từ 10 đến dưới 100kg

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Với dung tích mini này phù hợp với nhu cầu nấu rượu cho gia đình. Ngoài ra, thiết vị công suất nhỏ cũng rất phù hợp cho nhà hàng, quán bar… Hoặc các nhà máy rượu muốn làm thí nghiệm để tạo ra các công thức rượu mới thì đây cũng là lựa chọn phù hợp.

Với dòng dung tích nhỏ này thì khả năng tiêu hao nhiên liệu thấp, lại rất dễ di chuyển vị trí, không tốn diện tích…

Dòng dung tích trung bình: từ 100kg – 200kg

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Với dung tích này phù hợp với các cơ sở vừa và nhỏ. Diện tích lắp đặt và chiều cao cột ở tầm trung. Tiêu thụ điện năng cũng chênh lệch nhiều hơn hẳn so với dòng mini.

Dòng dung tích 300kg trở lên:

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Đây là dòng công suất lớn dùng cho các nhà máy sản xuất rượu thương mại. Với công suất này, khách hàng cần liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn về diện tích lắp đặt, chiều cao cột, điện năng tiêu thụ…

tháp chưng cất rượu đa tầng 300kg
tháp chưng cất rượu đa tầng 300kg

Các ưu điểm của nồi nấu rượu bằng tháp chưng cất:

(cấu tạo của tháp chưng cất rượu)

Dòng tháp chưng cất này có rất nhiều ưu điểm mà các thiết bị khác không có. Cụ thể như sau:

  1. Tạo điều kiện để kéo dài thời gian đồng tiếp xúc với hơi rượu nên: khử sạch được lưu huỳnh và vị rượu rất tinh xảo, sắc nét hơn. Đây là lý do các thương hiệu rượu đắt tiền phần lớn đều dùng tháp chưng cất.
  2. Tách rượu đầu và cuối đơn giản mà hiệu quả. Điều này giúp rượu sạch và trong hơn.
  3. Cho rượu thành phẩm có độ cồn cao, có thể lên tới hơn 90 độ;
  4. Có thể chưng cất đa dạng nhiều dòng rượu: điều này giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu có nhiều loại rượu bán ra thị trường hơn.
  5. Kiểu dáng sang trọng và tinh tế, phù hợp với nhiều không gian.

Quý vị cần nhiều thông tin về cấu tạo của tháp chưng cất rượu hoặc đang có nhu cầu mua sản phẩm?

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

HOTLINE: 096.228.3555

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24/7Chat ZaloTư vấn FacebookKinh doanh Miền BắcKinh doanh Miền Trung